loading
Chất lượng giấc ngủ liên quan đến tuổi thọ

Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng giấc ngủ. Ngủ ngon giấc không chỉ khiến cho tâm trạng tốt, nhiều năng lượng làm việc hơn mà nó còn liên quan việc giúp bạn có sức khỏe tốt để là tiền đề sống thọ hơn.

Tại sao ngủ ngon sống lâu hơn?

Khi tuổi tác tăng lên, sức khỏe của con người thường trở nên suy giảm. Do đó, để có thể sống khỏe mạnh và sống thọ, chúng ta nên bảo vệ sức khỏe từ khi còn trẻ và luôn duy trì ý thức tự chăm sóc bản thân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ và tuổi thọ có mối quan hệ mật thiết. Nếu muốn nâng cao khả năng sống thọ, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến chất lượng giấc ngủ.

Theo nghiên cứu của Tally Health – một công ty về tuổi thọ con người, độ tuổi của một người dựa trên phân tích gen từ mẫu dịch ở gò má thường lớn hơn tuổi sinh học thực tế. Nghĩa là hầu hết mọi người bị già hơn khoảng một năm rưỡi so với tuổi thật. Cũng theo giám đốc cùng đội ngũ khoa học của công ty cho biết: Có nhiều yếu tố khiến chúng ta già nhanh hơn, bao gồm: chế độ ăn uống, tập thể dục, giấc ngủ, sức khỏe tinh thần, và thói quen (như hút thuốc hay uống rượu). 

Tuổi thọ của con người có liên quan mật thiết với giấc ngủ

Các công ty nghiên cứu tuổi thọ tin rằng mọi người có thể làm chậm quá trình lão hóa của mình nếu được hướng dẫn đúng cách. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ bởi chất lượng giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với sự lão hóa. Vấn đề không chỉ là số giờ bạn ngủ mà còn là chất lượng giấc ngủ. Khoa học đã chứng minh rằng chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Không những thế, theo nghiên cứu những người dùng có chất lượng giấc ngủ kém có nhiều khả năng già đi về mặt di truyền. 

Một giấc ngủ chất lượng là nền tảng cho sức khỏe tốt và tuổi thọ cao. Ngủ ngon, ngủ sâu và đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tràn đầy năng lượng để làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Bạn cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Ngủ đủ giấc rất quan trọng, nhưng không phải ai cũng biết thế nào là đủ giấc. Thời gian ngủ cần thiết thay đổi theo từng lứa tuổi.

Mỗi độ tuổi có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau
  • Trẻ sơ sinh (0-3 tháng tuổi) cần ngủ 14-17 giờ mỗi ngày. Hầu hết thời gian của trẻ là để ngủ, giai đoạn này việc ngủ rất quan trọng đối với trẻ.
  • Trẻ 4-11 tháng tuổi cần ngủ 12-15 giờ mỗi ngày, chủ yếu là vào ban đêm.
  • Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi) cần khoảng 11-14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) cần 10-13 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học (6-13 tuổi) cần ngủ 9-11 giờ mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ khoảng 8-10 giờ mỗi ngày.
  • Người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày.
  • Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.

Người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày, và nên tập trung vào giấc ngủ ban đêm hơn là ban ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ngủ ít hơn 7 giờ hay nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày, hoặc ngủ ban ngày hơn 90 phút, đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể, nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và các rối loạn tâm thần như trầm cảm đều tăng cao.

Đọc thêm: Hoạt động của các cơ quan nội tạng khi ngủ.

Làm sao để ngủ ngon hơn mỗi đêm?

Đọc sách trước khi đi ngủ giúp dễ ngủ ngon hơn

Mất ngủ là một vấn đề khá phổ biến và đôi khi rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình bằng cách thực hiện các biện pháp vệ sinh giấc ngủ mỗi ngày. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để có giấc ngủ ngon hơn:

  • Thiết lập một lịch trình ngủ cố định với giờ đi ngủ và giờ thức dậy không thay đổi, kể cả vào cuối tuần hay ngày lễ.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và các thức uống chứa cafein, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Tránh sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính, hoặc các thiết bị điện tử khác ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ, học cách tránh lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trước khi lên giường.
  • Tạo một không gian phòng ngủ thoải mái, mát mẻ, yên tĩnh và hạn chế ánh sáng tối đa.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, nhưng nên tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ vì nó có thể làm tăng thân nhiệt và gây khó ngủ.
  • Nếu bạn thấy khó ngủ, đừng cố nằm trên giường. Hãy dậy và làm một việc gì đó yên tĩnh như đọc sách hoặc viết nhật ký cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
  • Đặt mục tiêu không ngủ trưa quá 30 phút hoặc tránh ngủ vào buổi chiều để không làm rối lịch trình giấc ngủ ban đêm.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày để giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể.

Nếu gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) – biểu hiện thường thấy là ngáy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Phòng khám Chuyên khoa Nội Novomed là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều người lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, Novomed mang đến chất lượng chăm sóc sức khỏe tối ưu, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, phòng khám sở hữu Sleep Lab chuẩn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội, giúp thực hiện các đo đa ký giấc ngủ với độ chính xác cao, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các rối loạn giấc ngủ một cách hiệu quả nhất. 

Write a Reply or Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *