loading

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến và nghiêm trong. Việc liên tục ngừng thở khiến giấc ngủ của bạn không được sâu giấc. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm tiếng ngáy to và tiếng thở hổn hển hoặc tiếng nghẹn khi bạn ngủ.

Theo ước tính, gần 30 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến gần 1 tỷ người. Hơn nữa, căn bệnh này ảnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, dù ở độ tuổi hay giới tính nào.

Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nói chung và chất lượng cuộc sống nói riêng. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến người xung quanh và các thành viên trong gia đình. 

Dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa nội Novomed sẽ chia sẻ đến bạn 6 sự thật về chứng ngưng thở khi ngủ mà bạn cần ghi nhớ. 

Có 2 loại ngưng thở khi ngủ

Có thể bạn chưa biết, có tới 2 loại ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA)

Tuy nhiên, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi cơ bắp của bạn thư giãn trong khi ngủ, khiến các mô mềm xẹp xuống và chặn đường thở của bạn dù bạn đã cố gắng để thở nhưng không thể. 

Chứng ngưng thở khi ngủ trung ương xảy ra do hệ thống kiểm soát hơi thở của bạn có thể không ổn định. Cơ thể bạn ngừng cố gắng thở trong khi ngủ. 

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ sơ sinh

Ngưng thở khi ngủ trung ương có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đây có thể là một vấn đề phát triển hoặc là kết quả của một tình trạng bệnh lý khác. 

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em cũng rất phổ biến. Ở trẻ em, chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra do amidan và vòm họng lớn làm tắc nghẽn đường thở khi ngủ. 

Đọc thêm: Chẩn đoán và điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ em.

Chứng ngưng thở khi ngủ tăng theo tuổi tác

Tuổi già là một phần tự nhiên của cuộc sống và nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng tăng theo độ tuổi. Hơn nữa, phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ sau khi mãn kinh. 

Mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ cũng có xu hướng tiến triển chậm theo thời gian. Mặc dù mắc chứng tỷ lệ ngưng thở khi ngủ ở độ tuổi 65 rất ít nhưng bạn không nên quá chủ quan vì vẫn có thể mắc tình trạng này sau đó. 

Chứng ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán

Theo ước tính, có khoảng 23,5 triệu người Mỹ trưởng thành mắc chứng ngưng thở khi ngủ vẫn chưa được chẩn đoán. Không những thế, quá nhiều người không nhận ra những dấu hiệu cảnh báo của tình trạng này. 

Theo nghiên cứu, phụ nữ có xu hướng đánh giá thấp sự nguy hiểm của tiếng ngày và độ ồn của nó. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi hoặc mất ngủ hơn nam giới. 

Chứng ngưng thở trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị

Bất kể căn bệnh nào cũng đều trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị, với chứng ngưng thở khi ngủ thì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những vấn đề này bao gồm huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường loại 2, đột quỵ và trầm cảm,…

Thay đổi lối sống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ 

Một trong những yếu tố gây trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ đó là thừa cân, trọng lượng cơ thể dư thừa. Giữ một cân nặng phù hợp và khỏe mạnh với cơ thể có thể giúp cải thiện hơi thở của bạn trong khi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các chất kích thích, các chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như thuốc lá và rượu. Thậm chí với người khoẻ mạnh, thuốc lá và rượu cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định.

Đối với một số người, chứng ngưng thở khi ngủ chủ yếu xảy ra khi nằm ngửa. Trong trường hợp này, sử dụng liệu pháp tư thế để thúc đẩy việc ngủ nghiêng có thể hữu ích.

Cuối cùng, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể hoặc giấc ngủ của bạn đang có những triệu chứng của ngưng thở khi ngủ để điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: Sleep Education